Tĩnh Hải Quân khai sinh [TDNL-09]


Huyền thoại.... (c) The Anh Vuong 2011
Cong Thanh

xem Kỳ trước Thoát đời nô lệ

Ngày mùng 2 tháng 11 năm Bính Tuất (866 AD)... 👿


A-Sản đã dậy từ sớm và ra đứng tập trung cùng bọn thị vê ngoài cửa thành Tống Bình [Hà Nội ngày nay]. Hôm nay đám thị vệ trang phục rất gọn ghẽ, sạch sẽ. Mỗi người nhận đưọc một cái khiên (lá chắn) làm bằng tre đan, rất nhẹ có bọc vải vẽ hình hổ phù của An Nam đô hộ phủ.

Bọn thị vệ dàn hai hàng tạo một bức thành bằng những lá chắn che chở cho một khán đài lớn dựng trên bãi đất trống trước cổng thành, nơi dùng để họp chợ buôn bán. Mới sáng sớm đã đông nghịt người. Dân chúng khắp nơi xung quanh đổ về và đám di dân của phái đoàn văn hoá nhà Đường ở ngoài thành cũng có mặt đầy đủ. Tất cả đứng thành hai nhóm đưng ngồi lổm nhổm. Dân An Nam và dân Hán Đường di dân nhìn nhau tò mò bàn tán xôn xao. Quân lính thì dàn ngay phía sau đám di dân để bảo vệ cho bọn họ.


A Sản nhẹ quay đàu lại liếc lên khán đài thì thấy Lã Nương Nương đã ngồi trên đó có My Soong đứng hầu phía sau. My Soong hôm nay vận võ phục có áo giáp trông rất oai phong.

Cạnh đó đám văn nhân học sĩ của phái đoàn Đại Đường, các quan tai to mặt lớn ở thành Tống bình và các vùng gần xa người Hán lẫn ngưói An Nam đều có mặt đông đủ. Ai cũng quần là áo lượt đủ mội màu sắc thêu hoa thêu phương trông thật đẹp mắt. 😳


Tất cả hồi hộp đang chờ đợi sự xuất hiện của “Ngài” … 🙄


Đúng vào giờ ngọ, ba hồi chiêng chống ầm vang.

Từ trong nội thành một đoàn kỵ binh phi nước kiệu tiến ra. Các kỵ binh tay cầm trường thương gắn trên yên, Lưỡi thương sắc phản chiếu ánh mặt trời lóng lánh. Lá cờ đuôi nheo đỏ mầu của Đại Hán trên đàu thương phất phới theo gió. Theo sau là một chiến xa do bốn ngựa ô đen tuyền kéo cắm cờ đỏ trên thêu chữ vàng “An Nam Đô hộ phủ Kinh lược sứ “.

Trục bánh xe có gắn dao dài một gang tay quay tít, ai lại gần có thể bị cắt đứt chân! Chiến xa bọc sắt, thành xe bằng đồng sáng chói. Trên xe có một vị bộ tướng cầm cương và đứng cạnh là một ông tướng. Ông ta một tay nắm vào thành xe, một tay chống nạnh ngang hông, mặt ông ta vênh lên nhìn thằng về trước. Bên cạnh xe phía sau còn gắn một cây trường đao, luỡi đao sáng loáng rung rinh theo nhịp bánh xe lăn. :mrgreen:


Ông Tướng này người dong dỏng cao chừng chín thước (1,8m). Ông ta cằm vuông để râu ba chòm đài cỡ hai tấc tay. Mặt dài, môi thâm da gà mái, mũi cao lại nhỏ nhòm mồm chứng tỏ một con người tham lam nhỏ mọn. Đặc biệt là cặp mắt ông ta rất sáng nhưng có quầng thâm xung quanh và nhìn ai thì như soi mói vào tim gan … :mrgreen:

Ông ta vận võ phục đen, áo giáp da trâu cũng đen đóng viền đinh sắt, đeo hộ tâm kính vẽ hình bát quái. Áo choàng dài tới ngang lưng, trong đỏ ngoài đen, có thêu những chữ Ấn độ ngoằn nghèo. Đầu ông ta đội nón sắt cũng sơn đen trên gắn ngọc đỏ lấp lánh. Trông ông ta rất oai phong nhưng trang phục toả ra một vẻ ma quái… 👿

Người đó là An Nam Đô Hộ Phủ Kinh lược sứ Cao Biền 高駢 (821 AD – 887 AD) vừa đại thắng quân Nam Chiếu, đưọc vua Đường yêu chuộng phong cho cai quản cả một giải đât trải dài từ Bắc Việt Nam đến tỉnh Quảng Đông bên Tầu ngày nay…


Theo sau Cao Biền là đoàn chiến xa của các tì tường, trong đó có Cao Tâm, em ruột của Cao Biền. Cao Tâm tướng lùn, ngũ đoản, nhưng rắn chắc da hơi ngăm đen. Cao Tâm cầm cây đoản đao dài ba tấc sáng loáng tuốt ra khỏi vỏ như sắn sàng chiến đấu mặc dầu đang thời hoà bình. 😳


Đoàn xe dừng lại trước khán đài. Cao Biền cùng đoàn tuỳ tùng lên khán đài với nhứng bưóc chân dũng mãnh. Cao Biền chưa yên vị thì dân chúng đã tung hô vang trời.


Số là trong đám dân xem hội đã có một đội thị vệ An nam như A-Sản đã giả làm dân quê đứng lẫn trong đám đông, để xách động bà con tung hô. Họ gào lên:
“Đại Đường vạn tuế!”
“Kinh Lược Sứ sống lâu trăm tuổi!”

Bọn “cò mồi” vừa hô, vừa dơ một tay lên cao, còn tay kia thì lăm le cái roi!
Thế là bà con đi xem hội hiểu ý, cứ nhắm mắt tung hô cho đưọc việc kẻo bị đánh oan. :mrgreen:


Bên đám di dân Đại Đường thì khỏi cần phải có người thúc đẩy. Cả bọn mừng reo tung hô đón quan Kinh Lược Sứ vị thần hộ mạng của bọn họ.

Thấy Cao Biền đã đến, mọi người tiến sát gần những lá chắn của đám thị vệ để xem cho rõ. A-Sản đứng ngay hàng đàu sát cận đám dân đi xem hội .

Mặt đối mặt!  :mrgreen:

Bất chợt trong tiếng tung hô ồn ào đó, A-Sản nghe tiếng một người con gái lanh lảnh phía sau và vài ba tiếng đàn ông khác:
“B
ách Việt vạn tuế!”
“Bọn đô hộ Đại Đường cút đi!”
“Bọn An Nam làm tay sai cho Hán sẽ bị đền tội!”

A-Sản nghe vậy vội tìm xem ai đã dám cả gan nói như vậy!.

Hắn nhận ra: “Gương mặt đó, bờ môi cong đó hắn không thể nào quên được! Người đẹp Nam Man, không cô bé Giao Chỉ hôm nào xin hắn hãy giết chứ đừng bắt giao cho bọn thị vệ”.

Cô bé đang đứng lẫn trong đám đông và hô những câu phản nghịch. Hôm nay nàng choàng một cái khăn che nắng của dân làm ruộng trùm kín cả dầu chỉ chừa hai con mắt và cái mũi dọc dừa nho nhỏ của nàng. Vì nàng la to và vung tay quá mạnh nên khăn rớt xuống!

Đúng lúc dó, A-Sản nhìn thấy.

Thàng Cu Tèo A Sản đâm ra lo giùm cho nàng, nó thầm nghĩ “Chết cái con bé này! Sao lại liều lĩnh ngu dại vậy! Lần trước chưa sợ sao?”.

Nhưng trong đám đông chỉ có vài người la chống đối, còn thì đa sô là những nô dân, chỉ biết cúi đầu tung hô theo bọn cò mồi cho an thân. Những lời chống đối như hột muối bỏ biển, tan dần trong những lời tung hô chúc tụng “quan đô hộ” vang trời…

Tùng! Tùng! Tùng!

Ba hồi trống vang lên . Mọi người yên lặng. Một vị quan văn chủ lễ trên khán đài, bước ra và hô to:
“Chiếu Chỉ ! Chiếu Chỉ! Tât cả quỳ xuống!”


Tât cả đèu quỳ mọp xuống kể cả Cao Biền. Vị quan bèn dơ một cuộn vải gấm vàng có thêu hình rồng, bên trong có một lá cờ . Ông ta cất cao giọng

“Thừa Thiên Hành Đạo
Đường Hàm Tông năm thứ 7,
Trẫm Hoàng đế Đại Đường xuống chỉ cho nhân dân An Nam biêt:
Việc đánh dẹp Nam Chiếu đã đại thành công! Kể từ nay các lộ quân Giao Châu (Việt Nam), Ung Châu (Quảng Đông), Tây Châu (Tây Xuyên) chấm dứt việc truy lùng giặc, đóng quân an dân.

Thể theo lời tấu của Cao Biền, trẫm cho phép An Nam Đô Hộ phủ đổi tên là Tĩnh Hải Quân 靜海軍.

Nay trẫm ban cở Tiêt này, gia phong cho Cao Biền làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ.
Đường Ý Tông 唐懿宗 (833 AD – 873 AD) ấn ký “


Cao Biền mừng rỡ lấy hai tay nâng cao đầu nhận chiếu chỉ và cờ Tiết vua ban.

Thế là đám cò mồi thục dục la to:
“Tinh Hải quân trấn muôn năm”
“Cao Tiết Độ xứ muôn năm”

Tât cả đèu hô vang reo mừng mà không biêt họ vừa reo mừng châp nhận An Nam không còn là một đô hộ phủ mà trở thành một “Quân” tức là một tỉnh của nhà Đường!


Từ thời Tần Thuỷ Hoàng (259 TCN – 210 TCN) chia nước Tầu thành 36 Quận. Đến đời nhà Đường (618 – 907) thì lại chia nước Tầu thành Quân trấn, còn các nước đô hộ thì gọi là Phiên trấn có tất cả là 9 phiên trấn.

Quan trông coi phiên trấn gọi là Kinh Lược sứ. Quan trông coi một “Quân” gọi là Tiết Độ Sứ. Đây là tột đỉnh quyền lực dưới thời nhà Đường. Tiêt Độ Sứ được vua ban cờ Tiết tức là thay mặt vua, được quyền định đoạt mọi việc, có quân đội riêng, có chế độ quan thuế riêng, gần như là một ông vua con.  👿

Đa số các Tiêt độ sứ là bà con anh em Hoàng Đế, vì vua Đường vì sợ quan Tiêt Độ Sứ manh tâm phản nghịch có thể cướp ngôi Hoàng Đế của mình.


Việc đổi tên này còn có một âm mưu rất thâm độc do Cao Biền bầy cho Vua Đường thời đó. Đây là một cách xoá xổ đân tộc Việt vĩnh viễn trên cõi Diêm phù đề (Thế giới).


Cái tên An Nam đô hộ phủ 安南都護府 (679 AD – 866 AD) tuy nhục nhã nhưng dù sao còn ghi lại một chút gì gốc gác, một chút gì nhắc nhở người Việt họ là nô dân phương Nam của người Hán phương bắc.

Còn với Tĩnh Hải Quân 靜海軍(866 AD – 968 AD) thì đất nưóc của Con Rồng Cháu Tiên, của Lạc -Âu -Việt biến thành một quận huyện của người Hán với một cái tên lạ hoắc, vô danh trong lịch sử.

Đây chính là tìm cách xoá bỏ hẳn cội nguồn của dân Việt. Những thế hệ đời sau sẽ quên mất mình là ai. Rồi người Hán tràn ngập kéo sang và dân An Nam bị biến thành dân thiểu số trên chính quê hương mình.


Nhưng bọn quan lại An Nam làm việc cho Đường triều bấy giờ lại vòng tay chúc mừng Cao Biền, la to:
“Cao Tiêt Độ Sứ đức như trời biển, công như núi Thái Sơn, xứng đáng là một bậc đế vương phương Nam!”
Thế là tât cả lại ầm vang câu tung hô của bọn cò mồi:
“Cao Vương vạn tuế! Cao Vương vạn tuế!”

Thơ rằng
An Nam nhục nhã đô hộ phủ
Tĩnh Hải khai sinh rủ nhau lạy
Còn đâu cờ Việt tung bay
Lạc Long mở nước lung lay đất trời


Phù Đổng vó ngựa ngời toé lửa
Vườn không nhà trống lừa Tần chúa
Nỏ Thần Cao Lỗ xa xưa
Ngàn tên gầm thét như mưa giữ thành


Ngàn năm nô lệ anh hùng mất
Đón chào Tĩnh Hải rất hào hứng
Cao Biền tâm địa thú rừng
Nô dân không biết khen mừng Cao Vuơng


Còn đám quan tham thương gì Hán
Hám danh yêu vàng bán quốc tổ
Cúi đàu nhận kiếp dân nô
Sử xanh xem lại đậm tô vết hèn

Vuong Tzu 24.11.2012

Cô gái Nam Man từng đại náo trong thành Tông Bình bấy giờ đứng trong đám đông, cùng vơi một số người và một vị sư già. Đó chính là vị sư nơi chùa hoang mà A-Sản hay tá túc  😆


Nàng nghiến răng nói:
“Thật là một bọn vong nô ngu dốt! Mang tiếng là An Nam đã không biêt nhục! Bây giò thì còn bị chúng biến thành một quân trấn, thành phủ huyện của bọn Hán mà còn tung hô reo mừng! Cao Biền là ai? Chỉ là một tên quan đô hộ nhà Đường có gì mà phải kêu là Cao Vương? Bọn giá áo túi cơm này suy tôn hắn làm Đại Vương nước Nam mà không biết hổ thẹn với cha ông và đời sau!” 👿


Vị Sư già khuyên can nói:
Bé Thảo! Con đừng có hồ đồ mà hỏng việc lớn! Thôi chúng ta chia ra đ,i đừng tụ vào đây. Nhờ chờ giờ hành sự, đừng có nóng nẩy mà “sôi hỏng bỏng không” 🙄


Cả bọn gật đầu, kéo khăn che nửa mặt và biến mất dần trong đám đông … 🙄

…. Xin xem hồi sau phân giải 🙄
.

…. Xin xem hồi sau phân giải :roll:

Fotos: belong to their owner

Reference:

_________________

Novel: Thoát đời nô lệ

Author: Vuong Tzu

Language: Vietnamese

© Copyright 2010 -2012 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter

free counters

6 bình luận về “Tĩnh Hải Quân khai sinh [TDNL-09]”

  1. Chuông Thiên Mụ nổi tiếng cả nước với tiếng ngân vang xa rộng của nó. Quả chuông này do chúa Hiến Tông (Nguyễn Phúc Chu) cấp tiền đúc vào năm Canh dần (1750). Tiếng chuông chùa Thiên Mụ biểu trưng cho sự hiện diện của Phật giáo hằng ngày, sớm và chiều tại cố đô Huế, trong lòng mỗi người dân tại cố đô Huế. Thiên Mụ là bà lão nhà Trời. Theo truyền thuyết, Cao Biền khi làm An Nam đô hộ phủ ở nước ta, dưới đời nhà Đường, theo lệnh vua Đường là Đường Ý Tôn (860-873), đã đi khắp nơi ở nước ta, tìm những nơi đất tốt có vượng khí, đều lập phép trấn yểm. Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng, biết là nơi linh địa, bèn cho đào hào cắt ngang dưới chân đồi. Đêm đến, Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi than vãn và nói to: “Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây…” Về sau, Nguyễn Hoàng khi vào Thuận Hóa, tìm cách gây dựng thế lực, để biệt lập và chống đối với họ Trịnh, đã đến nơi này, nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền, thì rất mừng, lập tức cho xây chùa trên núi, và tự tay viết biển chùa là “Thiên Mụ tự” (chùa Thiên Mụ – chùa bà lão nhà Trời). 🙄

  2. Lời bình của anh MPVH thật chính xác và sâu sắc.Đúng như vậy,đây là cái thế đối đầu của một”châu chấu và một xe”,dù chưa thật sự diển ra ngay lúc nầy,nhưng ta có cảm giác như câu chuyện bắt đầu đi vào hào hứng rồi đây…Liệu vị sư già và “Bé Thảo”có phải là tác nhân dựng nên lịch sữ hay bị ngã ngựa giửa đường? 🙄
    Còn“miếng thịt ba rọi”A-Sản vẫn còn thái độ lưỡng-lự giữa chánh và tà,lòng yêu nước và thân phận hiện tại đang chi phối hắn ta,lại thêm cái tính đa-tình đang”hoành hành”trái tim chàng trai đầy sức sống nầy, làm cho đầu óc A-Sản quay mòng mòng như con rối…. :mrgreen:
    Cũng không quên”ca tụng”tác giả VTA đã dùng bút pháp điêu-luyện giữa Cổ-Kim phối hợp viết nên câu chuyện giả tưởng mà ai cũng nghĩ là có thật với những dữ-kiện lịch-sữ,đây là yếu-tố khiến cốt chuyện thêm sinh-động. 😆
    Còn nhân vật CaoTâm...con người có đặc tính(ngũ đoản)cũng là người mà ta nên “lưu-ý”có lẻ sẽ là nhân vật gây lắm rắc rối trong pho chuyện nầy,tác giả dù chỉ nói sơ qua nhưng có dụng ý đấy…Tôi có nói sai tác giả đừng cười nghe…. 😆
    Còn các anh chị em khác biến đâu mất hết rồi? :roll.
    Các anh chị nên tham gia bình-luận cho trang nhà thêm sôi nổi chứ!Để có mấy anh chị em chúng ta nói hoài cũng chán lắm đó…Đừng phụ lòng tác giả nghe. 😆
    Trân trọng.
    Hoàng-minh-Phú.

  3. Tác giả VTA không chỉ là nhà văn viết tiễu thuyết giả tưởng mà còn là người dầy công tìm hiểu lịch sử.
    Hoạt cảnh Cao Biền sang trấn thủ Giao Châu, nhận chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu vào năm Hàm Thông thứ bảy (866) đã được tác giả miêu tả hết sức sinh động, đến mức làm cho người đọc chạnh lòng ngậm ngùi cho cảnh quốc gia suy vong: bọn quan lại bản xứ chỉ biết hạ mình khúm núm tung hô còn đám nô dân chịu nhục cúi đầu để được an thân. 👿
    Thế nhưng có hai khuôn mặt nổi bật:
    một là cô gái trẻ với chiếc mũi dọc dừa nho nhỏ và bờ môi cong, 😳
    còn lại lả viên tướng mặt dài, môi thâm, da gà mái
    :mrgreen:
    … Họ đang ở vào thế đối đầu nhau.
    Châu chấu sẽ ngã hay là xe nghiêng đây anh VTA? 🙄

  4. Ngàn năm nô lệ anh hùng không mất…Người dân Việt muôn đời không đớn hèn!Có chăng vì quan lại muốn yên thân& giữ nguyên bổng lộc nên thường nhường thiên hạ :mrgreen:
    …Em nghĩ vậy đúng ko nhỉ!? 🙄

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.