Xóm Cầu Đá [Chương 8]


>> Mục lục 🙄

 

xóm Cầu Đá – minh họa
Foto: Hong

Mọi người đều ngủ. Mọi người ?
Không! Có một người còn thức! Đó là Tam Ca.
Chàng nhẹ đứng dậy ra sân thở hít không khí đêm mắt rượi và rồi chàng đi dần về phía bờ sông.

IV

Một chiếc thuyền con chợt đến từ xa… Tam Ca dơ tay vẫy. Người chèo đò nhận ra Tam ca và hỏi:
– Tam Ca muốn đi đâu ?

– Ta muốn đi một vòng ngắm cảnh trên sông gần cửa Nam thành Cổ Loa.
– Chỗ đó giờ này đã tối, lính cấm không cho chèo thuyền…
– Ngươi có muốn kiếm đồng bạc này không? Tam ca rút trong túi một đồng tiền bằng bạc và đưa ra. Ánh bạc lấp lánh duới trăng khuya.
– Dạ .. có
– Nếu vậy thì đừng nói nhiều…


Chiếc thuyền chở Tam Ca đi về phía cửa thành và mất dần trong đêm khuya…
Tam Ca ngồi lặng yên trên mũi thuyền. Mặt nước lặng như tờ. Bầu trời hôm nay đen thẫm, trăng non mới mọc, lấp lánh ánh sao trời. Một cơn gió thổi vào mặt chàng, thật là mát …

Chàng lấy tay vốc tí nước sông lên để rửa mặt, bất chợt chàng chạm vào cái huân chương mà chàng đeo nơi cổ bằng một sợi dây da trâu. Cái huân chương này làm bắng sắt tốt không rỉ, đen bóng, hình tròn, dầy cộm bằng nửa ngón tay và mát lạnh. Chung quanh chặm trổ, chính giữa khắc hình một con hổ đang gầm thét trông rất dữ tợn. Xung quanh con hổ là bốn chữ triện “Dũng Sĩ Kháng Tần” dát vàng lấp lánh. Mặt sau khắc hàng chữ “An Dương Vương gia phong” với dấu ấn của Vua đóng trên mặt sắt lạnh.

Hình ảnh của thời thanh niên thưở nào hiện ra trong trí nhớ Tam Ca.. 😆

… Mộc Long, chàng thanh niên mới lớn trong một thôn làng Lạc Việt, tim đâp rộn ràng cùng các bạn hăng hái ra đi theo tiếng gọi của núi sông lên đường chống quân xâm lăng Tần Quốc.

…Những ngày mưa dầm lạnh buốt trong chốn rừng sâu…Những trận chiến sáp lá cà với gươm dáo sáng loà và tên, đá vùn vụt. Những cảnh đòng ngập lửa khủng khiếp cùng tiếng kêu la thảm thiết của những người lính bị thương quằn quại hay đang dẫy chết. Hình ảnh của những con người đang biến thành ác thú tàn sát không nuong tay, nơi mà lòng nhân từ đã nhường bước cho thù hận…. 👿

Cái tấm hổ phù này chàng đã nhận được từ chính tay Hoàng thượng An Dương Vương sau trận đại chiến nơi thành Phong Châu. Niềm vinh hạnh hôm đó vẫn còn trổi dậy mỗi khi chàng cầm tấm huân chương này lên ngắm nghía. Chen lẫn vào đó niềm thương tiếc các đồng đội đã nằm xuống và tội nghiệp cho những người chiến sĩ vô danh của cả hai bên. Có lẽ vì thế mà chàng chỉ là một Dũng Sĩ chứ không thành một tướng quân sau cuộc chiến! 😆

Rồi khi chinh chiến tàn, chàng đã không trờ về xóm làng xưa mà mải mê chốn kinh thành đô hội. Nhưng chàng xuât thân là dân giả, không phải là dòng dõi hoàng thân quốc thích, không phải là con cháu Lạc Hầu, Lạc Tướng nên sau chiên tranh chàng là kẻ dư thừa. 😦

Sau hai năm đi trông coi việc đắp thành Cổ Loa, chàng được trả về đời sống làm dân đen với một cái huân chương “Dũng Sĩ Kháng Tần” bằng sắt, mấy tấm ban khen của vua ban có dấu ấn đỏ chói và năm lạng bạc tiền thưởng! :mrgreen:

Chàng đã chọn ở lại kinh thành và sống bằng nghề thợ mộc. Chàng kiếm được một mành đất hoang gần quán Lẩu Dê Thím Ba và dựng lên căn nhà lá nhỏ. Nơi chàng ở thuộc về một xóm ngọai ô kinh thành Cổ Loa, nằm trên con đường đát dẫn về cửa thành Tây Bắc.

Xóm này người ta đặt tên là xóm Cầu Đá vì nó có một cái cầu đá không biêt xây lên tự thưở nào. Chiếc cầu không bắt ngang qua sông, mà nó chỉ có một khúc dài gần một trượng từ trong bờ chĩa ra sông, thuyền bè có thể cặp vào cầu mua bán. 😆

Xóm Cầu Đá nằm xa kinh thành Cổ Loa nên ở đây gần như không có luật lệ. Xóm làng không ai bảo vệ. Ban ngày bà con đa số vào trong thành Cổ Loa để làm việc hay cày cấy ngoài đồng.
Ban đêm là lúc bọn trộm cướp mới chui ra, sau khi ăn uống nơi quán Thím Ba, chúng thường mò vào xóm trộm cắp, đôi khi còn rủ nhau ăn cướp những người dân hiền lành mới được mùa. Chúng còn chọc ghẹo nham nhở mấy cô thôn nữ. Nhà nào có con gái lớn thường phải gửi vào bà con trong thành Cổ Loa hay tối đến mấy cô phải đi trốn bọn cướp :mrgreen:

Dân trong xóm cắn răng chịu đựng vì ở đây họ có thể có được những mảnh đất hoang để khai khẩn cày cấy hay có thể vô thành Cổ loa làm việc.

Khi Tam Ca đến xóm Cầu Đá, thấy cảnh vô luật lệ này, chàng đã tụ tập vài ba thanh niên trong xóm để chống lại bọn cướp đêm.

Nhờ có võ công thâm hậu, lòng can đảm và kinh nghiệm un đúc trong chiến trường của một chiến sĩ Kháng Tần chàng đã làm cho bọn cướp khiếp vía. Sau vài trận ác chiến bọn chúng đã không dám bén mảng đến xóm. Chỉ nghe hai tiếng Tam Ca là bỏ chạy. :mrgreen:

Lâu dần bà con trong xóm Cầu Đá âm thầm tôn Tam Ca thành ông xóm trưởng vô danh. 😆

Xóm Cầu Đá từ đó được sống an vui . Ngoài những lúc làm việc cực nhọc, ban đêm bà con giờ đây có thể ra quán Lấu Dê thím Ba ăn nhậu hay tụ nhau nơi cầu Đá ngồi câu cá, trai gái hát hò. Số người kéo về lập nghiệp càng đông. Quán Lẩu Dê thím Ba tấp nập những kẻ đi buôn và khách giang hồ, có khi tới trăng lên vẫn còn ăn nhậu. 😆

Nhờ có Tam Ca bảo vệ cho bà con trong xóm những khi tắt kửa tối đèn, nên mỗi khi ai có tiệc tùng đều mời Tam Ca và đàn em đến dự. Bữa nào không có ai, thì Thím Ba luôn luôn để dành cho họ một phần cơm. Không có tiền tiêu sài thì chàng đi làm thêm chứ không bao giờ chàng bắt bà con xóm Cầu Đá một nộp cho mình một xu. 😆


Thế rồi một hôm Tam Ca nẩy ra một ý kiến mới : đó là ngoài dân trong xóm, chàng bảo vệ  cho bọn lái buôn như Lão Đại từ các nơi xa tới kinh thành Cổ Loa. Các thương gia này có thể ngủ lại quán Lẩu Dê và hàng hoá được canh giữ cẩn thận cho đến lúc có họp chợ. Để đền bù cho việc bảo vệ này, bọn thương gia phải đóng tiền mãi lộ cho Tam Ca. 🙄

Khi làm chuyện này dĩ nhiên chàng và đàn em đã phải đụng chạm nhiều cú nẩy lửa với các tay trộm cướp thứ dữ quanh vùng. Lâu ngày Tam Ca trở thành một tay anh chị trong chốn giang hồ ở ngoại ô kinh thành Cổ Loa, hùng cứ nơi xóm Cầu Đá này tự hồi nào mà không hay…. 👿


Thuyền trôi xa dần xóm Cầu Đá và tiến về phía Tây thành Cổ Loa, rồi đi bọc về cung thành nằm ở hướng Nam.

Gương mặt Tiểu Linh đêm qua chợt hiện lên trong Tam Ca…

còn tiếp 🙄

Co author this post:

Related Link :

Foto: Hong (at) convitstudio.com


__
Novel: Móng rùa thành Cổ Loa

Author: Vuong Tzu
Language: Vietnamese
© Copyright 2010 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter
free counters

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.