Chú tiểu chùa hoang [TDNL-31]


xem mục lục các kỳ trước Thoát đời nô lệ

    Chú tiểu chùa hoang (c) 2013 by Dr. The Anh Vuong, Germany
Chú tiểu chùa hoang (c) 2013 by Dr. The Anh Vuong, Germany

Thời gian: Năm 3X AD, thế kỷ thứ I
Không gian: Tien La


Kỳ trước….. Lão Tô không tin nàng Thục đã chết, nên ra cho vẽ hình nàng để truy lùng khắp nơi, hứa trọng thưởng 100 lạng vàng cho ai bắt sống được nàng! Mấy năm trôi qua cũng không có tin tức về nàng nên lão Tô cũng quên dần…

Nói về “Chú tiểu chùa hoang nơi Tiên La”

Chú dọn dẹp ngôi chùa sạch sẽ. Sau vài ngày, nhân dịp ngày rằm chú bèn lân la hỏi thăm đến chỗ họp chợ. Chợ ở thời đó có lệ mỗi tháng họp có hai lần vào ngày không trăng (mùng một) và ngày trăng tròn (ngày rằm)….


Hôm đó nơi chợ quê vùng Tiên la, mấy người đi chợ lấy làm ngạc nhiên khi thấy một nhà sư lạ mặt đang ngồi thiền.

Nhà sư ngồi xếp bằng đưới đất, chắp tay niệm Phật, bình bát để trước mặt. Họ rủ nhau đến tặng thực phẩm nhưng chủ yếu là vì tò mò. Nhà sư lạ có một gương mặt thanh tú xinh tươi như con gái mười bẩy. Cánh tay trần lộ dưới áo nâu, trắng như trứng gà bóc. Mặt nhà sư nhưng có nhiều vết thương máu đã khô. Cổ nhà sư đeo một cái hỏ phù bằng sắt. Đặc biệt một thanh kiếm to bản, lưỡi kiếm dài năm thước (1m), chuôi kiếm dài gần một thươc (20 cm) có thể sử dụng băng hai tay. Đây là loại vũ khí của các tướng quân thời đó dùng để chiến đấu khi cưõi ngựa ra trận. Thành kiếm nằm gác trên lòng nhà sư trẻ. Ánh sáng của kim loại pha Titan màu hơi vàng lấp lánh dưới nắng trưa. Nhà sư tuy trong bộ áo bần hàn nhưng đẹp như một tiên nữ giáng thế , oai nghiêm như một viên tướng nhà trời hạ giới!

Họ lấy làm lạ hỏi thăm:
“Thầy là ai mà chúng tôi mới thấy ở chợ lần đầu?”

Thục Nương muốn dấu tung tích nên trả lời:
“Tôi không phải là thầy mà chỉ là một chú bé khó nuôi được gửi nơi chùa gần nhà làm chú tiểu….Vì cướp mà tôi lưu lạc tới đây, hiện tôi tạm trú nơi chùa hoang cách đây 10 dặm.”

Một ngươi nói:”Thế thì may lắm, từ ngày vị trụ trì mất chùa không có ai nhang khói cả mấy năm rồi. Chúng tôi sẽ đến cúng Phật thăm thầy!”

Một người khác hỏi: “xin hỏi chú có pháp danh là chi ?”

Chú Tiểu suy nghĩ rồi nói: “Tôi thứ Tám lúc nhỏ hay gặp nạn đau ốm. Nên vô chùa thầy tôi đặt tên là Bát Nạn!”.

Thật ra Thục Nương nghĩ trong bụng: “Tám ngọn gió độc: Lợi Suy Vui Khổ Vinh Nhục Khen Chê” đã làm cho thân phận mình thế này đây.” 😦

Có người móc tiền đưa chú tiểu nói:
“Chú cầm lầy đây mà mua thuốc chữa thương! Mà sao chú bị thương tích nhiều vậy? Sao chú đi tu mà đeo kiếm?”

Bát Nạn bèn tâm sự :
“Cách đây mấy hôm gia đình tôi bị bọn lính của Thái Thú Tô Định đánh cướp mất chị tôi. Tôi muốn bảo vệ phải dùng vũ khí. Đây là thanh kiếm gia truyền từ đời tổ tiên tôi còn là tướng quân của An Dương Vương, Thạch Thần Cao Lỗ. Còn thương tích này là do bọn Lính Hán gây ra!”


Bà con tò mò:”Lính Hán là ai ? Mỗi năm chỉ có một vài chục gia môn của vị lạc tướng nghe nói từ Phong Châu đến thâu thuế thôi. Ngài kể cho bọn tôi biết thêm đi “.

Thế rồi mọi người xúm lại hàn huyên tâm sự với nhà Sư trẻ.

Thục Nương từ đó mới biêt vùng này hẻo lánh, đến nối không ai biết rằng
Dân Việt đã lọt vào tay nhà Hán gần hai trăm năm! Những người lính Hán đến thâu thuế họ vẫn tưởng là lính của các lạc tướng thời Hùng Vương hay Âu Lạc! “. 👿


Từ ngày có chú tiểu Bát Nạn, ngôi chùa  hoang lại có khách thập phuơng. Chú tiểu Bát Nạn là người có tài trí và có tinh thần xã hội, nên chằng mấy chốc chú tiểu trở thành một nhà cố vấn cho dân quanh vùng từ nguòi giầu cho đến kẻ thiếu thốn . Làng xóm Tiên La trở nên sung túc. Nhưng Thục Nương dấu kín tung tích,  đêm đêm nàng vẫn luyện võ và mài kiếm để chờ ngày trả thù!


Tô Định làm quan ở Giao Châu càng ngày càng xa đọa, cho đàn em đi thấu thuế riêng cho hắn, bắt các phụ nữ về làm hầu thiếp càng ngày càng nhiều. Lửa tham của bọn cai trị Tô Định đốt cháy bao nhiêu mái gia đình êm ấm.

Thế rồi Giao Châu bị mất mùa mấy năm liền. Dân tình đã bị nạn tham quan hà hiếp giờ lại gặp thiên tai nên đói khổ vô cùng. Tiếng than oan vang thấu tận trời xanh. Nhiều người mất nhà cửa, mất ruộng vườn và mất luôn cả vợ con. Họ bị tù đày hay trốn tránh lưu lạc khắp nơi. Vùng hẻo lánh Tiên La cũng bị ảnh hường. Nhiều ngươi tị nạn tham quan lần đến…

Dân làng Tiên La có vẻ nghi kị. Chú tiểu bèn đưa ý kiến “cho một mũi cầy“: 🙄

Mỗi người lạ đến vùng Tiên La được phép khai khẩn những vùng hoang vì thế không đụng chạm đến dân làng. Ai có gạo thóc dư có thể cho mấy người mới tới mượn sau mùa gặt họ sẽ trả lại với lời.

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn quanh chùa đã có những mái lều tranh dựng lên. Một thôn bé nhỏ vùng Tiên La thành hình. Dân chúng trong thôn ngày thời đồng áng, săn bắn, câu cá tối đến họ còn luyện tập võ nghệ nơi sân chùa với chú Tiểu Bát Nạn trong nhưng chương trình luyện võ phòng cướp!.

Vì mất mùa nên Tô Địinh sai lính Hán thường xuyên đến Tiên La để thâu thuế đúng hơn là cướp bóc vơ vét. Chú Tiểu bèn họp dân làng và nhất là thôn “chùa hoang” và tât cả đồng tâm không chịu cho bọn chúng áp bức nữa. Những đoàn xe thâu thuế thóc gạo của bọn cai trị bị phục kích liên miên…. Theo thời gian vùng Tiên La từ từ vắng bóng lính Hán. Tiên La biến thành một khu tự trị ngoài vòng kiểm soát của Thái Thú Tô Định!

Người đẹp Phượng Lâu ngày nào theo thời gian không còn là chú tiểu nữa. Thục Nương đã thành một thủ lãnh giang hồ với một cái tên tự xưng Bát Nạn Đại Tướng quân! Một “nam” võ tướng mưu trí, lạnh lùng , mắt toé lửa với một thanh kiếm bách chiến bách thắng và tiếng thét tử thần “Chết nè!” đã đưa bao nhiêu hồn Hán binh về với Diêm Vương. 👿

Bát Nạn Đại Tướng quân - (c) 2013 by Dr. The Anh Vuong Germany
Bát Nạn Đại Tướng quân – (c) 2013 by Dr. The Anh Vuong Germany

Khi Nhị Trưng phất cờ vàng ở Mê Linh, cho người đến mời nghĩa binh Tiên La gia nhập. Bát Nạn bèn họp các nghĩa binh lại bàn thảo. Đa số nói:
“Chúng ta so với Mê Linh cũng đâu kém. Ngay đến cả Tô Định cũng không dám bén mảng đến đây. Sao ta lại phải về hội thề với Mê Lnh chịu dưới sự điều khiền của Trưng Trắc?”

Bát Nạn nghe vậy cũng gật ggật đàu tán thường.

Một cụ già bèn nói:
“Tướng quân và các vị cho lão góp vài lời hơn thiệt

Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Tương quân tuy là thủ lãnh một vùng Tiên La nhưng đàng sau Tô Định là một triều đình nhà Hán với bao binh hùng tướng mạnh. Muốn đuổi bọn Tô Định ra khỏi Giao Châu đem lại nền tự chủ, chúng ta phải gặt bỏ những kiêu hãnh cá nhân, hợp quần với nhau chung sức xây dựng giang sơn. Mỗi người hùng cứ một góc thì khi bọn Hán phản công sẽ bẻ gây từng nhóm một.

Đoàn kêt không có nghĩa là mình phải cúi đàu nghe lệnh một người.

Chúng ta đây tự nguyện theo Bát Nạn tướng quân cũng vì tương quân tài trí và có đức độ. Nay cũng vậy ta vể hợp binh vơi Nhị Trưng đâu có nghĩa là thần phục mà vì chung một mục đích. Có thống nhất chúng ta mới có sức mạnh. Quan trọng là lấy việc lớn làm trọng, kể đến là giữ niềm hoà khí thì mới thành công đưọc.


Khổng Tử có câu
“Quân tử hoà mà không đồng
Tiểu nhân đồng mà không hoà.”

Trưng Trắc đã được nhiều nơi hường ứng vì Trưng Trắc người trọng nhân nghĩa, không cư sử độc đoán, đúng là bậc quân tử đời nay. Một chân chúa xuất thế để giải phóng Lạc Việt. Tại sao cứ tranh chức vị hơn thua, Tất cả hãy đứng dậy cùng nhau đánh tan giặc Hán. Kẻ nào anh hùng tài trí, cư sử công minh nhân hòa, tất sẽ được sử sách ghi công muôn đời cần gi cái chức vị, lời nói chúc tụng hôm nay?

Bát Nạn và nghĩa quân nghe xong bừng tỉnh bèn hô to:
Hợp binh với Mê Linh phá bọn tham tàn Hán Triều !“.

Sau đó Bát Nạn để lại một số nguòi ở lại phòng thủ Tiên La, rồi kéo hết nghĩa binh về tham dự lời thề Hát môn
.

Đó chính là:

Tiên la hẻo lánh nương mình
Có nàng Thục Nữ đẹp xinh cạo đầu
Thiền môn thay thế Phượng Lầu
Sáng thời tụng niệm đêm thâu kiếm mài
Tiểu thư thay đổi hình hài
Thù nhà nợ nước hẹn ngày ra tay
Hát Môn tụ nghĩa trang đài
Luy Lâu đuổi giặc chạy dài tan hoang
Nhác trông Bát Nạn kinh hoàng
Đâu ngờ người đẹp giáp choàng nam nhân
Lão Tô quỳ lạy dưới chân
Cầu xin tha mạng chuộc thân về Tầu

Vuong Tzu, 06-06.2013


Trở lại chiến trướng Luy Lâu…


Tô Định thấy Bát Nạn vung kiếm lên cao, vội run lẩy bẩy vứt cây kiếm gẫy, chắp tay lại xin nàng:
“Thục Nương tha cho ta mạng sống…. Ta có làm bậy cũng vì yêu nàng mà thôi …

…. Xin xem hồi sau phân giải :roll:

Mồm mép Tô Định có làm siêu lòng Thục Nương 🙄

_________________

Novel: Thoát đời nô lệ

Author: Vuong Tzu

Language: Vietnamese

© Copyright 2010 -2013 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter

free counters

10 bình luận về “Chú tiểu chùa hoang [TDNL-31]”

  1. “Hay lắm !,Tuy không phải là lịch sử nhưng cũng đem đến cho người đọc cái mường tượng về thời kỳ ô nhục của đất nước dưới ách thống trị cũa giặc Tàu “, 😆

  2. THẬT LÀ VUI QUÁ!”CỮA HÀNG”CỦA HỌ VƯƠNG HÔM NAY SAO MÀ ĐÔNG KHÁCH THẾ! 😆
    THỤC NƯƠNG VỪA THAY ĐỔI THÂN PHẬN THÌ BAO NHIÊU NGƯỜI LÊN TIẾNG BUỒN VUI LẨN LỘN,LỜI COMMMENT CỦA CÁC ANH CHỊ THẬT HAY, LÀM CHO TÁC GIẢ CẢM HỨNG THÊM TRONG SÁNG TÁC,NHƯ VẬY TÁC GIẢ ĐÃ “MÚA BÚT”THẬT ĐẸP RỒI… 😳
    ANH VƯƠNG THẬT LẮM TÀI(NHIỀU CÁI “SĨ” QUÁ)NÀO LÀ THI SĨ,HỌA SĨ,VĂN SĨ,SỮ-SĨ NÈ VÀ LÀ BÁC SĨ NỮA… 🙄
    CÒN TÔI THÌ MỚI ĐƯỢC MỘT CÁI SĨ NỮA LÀ …ĐI NHỔ RĂNG,NHA SĨ NHỔ HOÀI KHÔNG ĐƯỢC NÊN BÂY GIÒ THÀNH“LÒI SĨ”RỒI…CÁI NẦY TUI KHÔNG MUỐN CHÚT NÀO….. 👿

    1. Cám ơn anh Phú nhé… Mấy tháng nay tôi bị sao quả tạ chiếu hoài. Có lẽ tới lúc hết sui tới hồi thái lai… 😆
      Anh Phú ơi, tôi không là bác sĩ mà là bác sĩ của máy tính ….(Dr. Ingenieur Elektrotechnik = Ph.D. of Electrics Electronics Engineering, USA) 😆
      Anh có răng khểnh (“LÒI SĨ”) thì các bà các cô mê bằng thích rôi…chúc mừng nhé . 😳
      Chúc anh và gia quyến vui vẻ khỏe mạnh

  3. Thuc nuong vao chua thanh chu tieu bao nhieu nam, co ai biet nu gia trai khong?
    Den luc nao Thuc nuong lo dien nu nhi? 🙄
    Tao cong cho biet ai da lam Thuc nuong tro ve kiep nu nhi? 👿
    Co phai Tao cong khong? 😳
    D1

    1. Cám ơn bạn D1 đã viếng thăm trang nhé.
      Chỉ có Trưng Trắc biết Thục Nương là nữ thôi. Bí mật quốc gia mà. 👿
      Câu hỏi của D1 “ai da lam Thuc nuong tro ve kiep nu nhi? ” thật là tuyệt vời . 😳
      Hiện chưa rõ ai… đang chờ nhân tài Lô Dê lên đài tỉ thí … để đoạt “huy chương vàng”. 🙄
      Chúc bạn và gia quyến vui vẻ nhé. 😆
      Vuong Tzu

  4. Cháu có biết một vài câu:
    “Người này con gái hóa trai
    Con trái hóa gái thật tài phép tiên
    Chị sao đáng mặt thuyền quyên
    Chính là quý tử con hiền của ông”
    😆
    Muốn hỏi Bác Vương Thế Anh, có đúng là như vậy ko ạ ? 🙄

  5. Viết về Tiểu BÁT NẠN , anh VTA chần chờ gì không phóng bút cho bà con thưởng lãm tài phiếm luận cười ra nước mắt của anh như kiểu “Bát phong xuy bất động” giai thoại thật vui và cũng thật thâm thúy giữa hai hai người bạn thâm giao, nhà thơ Tô Đông Pha và Thiền Sư Phật Ấn . 🙄

  6. Tiểu thư thay đổi hình hài
    Thù nhà nợ nước hẹn ngày ra tay….
    ………………
    -Chuyện đời, có đôi lúc thật khó nói-và cũng là một truyền sử cho thế sự để áp dụng chung của cái thế thời… 😆
    Đâu ai đoán được hay là nghĩ rằng: một người tiểu thư, hay một người con gái bình thường cũng có thể có đủ một bộ trí thông minh để nhận lấy một trọng trách cao đủ….
    như trong cái thế giới đầy hổn loạn và phức tạp của thế sự ngày hôm nay cũng vậy, và ngay cả chúng tôi là một trong những người đàn bà có thể làm được việc đó’‘ (xin phép Huynh tuy đây chỉ là một lời comment tầm thường của em-nhưng Huynh có thể đoán được ý của em mà) Thanks Anh…rất trân trọng __(( 😳 ))__

  7. Tám ngọn gió độc đảo điên đã cuốn nàng Thục về ngôi miếu hoang ở vùng quê hẽo lánh Tiên La. Khá khen cho cô Thục Nương xinh đẹp thuở nào đã khéo hóa thân từ chú tiểu tài trí biết thu phục lòng dân trong vùng rồi lại trở thành viên thủ lĩnh Bát Nạn ĐTQ uy nghi với những chiến công lừng lẫy. Bậc anh thư nầy đã không ngủ yên trên những chiến thắng ở một góc vùng quê mà nàng đã vươn thanh bảo kiếm gia truyền của mình tới những cuộc chiến với tầm cở cỗi mở ách nô lệ cho dân nước Việt, dành độc lập cho giang sơn … 👿
    Bại tướng Tô Định hèn mạt đã phủ phục dưới chân nữ tướng nước Việt xin tha mạng, để lại tiếng xấu ngàn đời!!! :mrgreen:
    Tác giả VTA thật khéo múa “chuột” để ghi lại những trang sử Việt hào hùng & vẽ lên chân dung đầy thần thái của viên tướng anh thư… 😆

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.