Tống Bình môn: Đêm lửa trại [TDNL-014]


xem Kỳ trước Thoát đời nô lệ

Noi loan
minh hoa: Noi loan


Bên ngoài thành Tống bình bây giờ trời đã hết mưa, sự hỗn loạn đã lắng xuống. Đám quan lại nhà Đường đã rút vào thành. Dân chúng từ từ giải tán. Một số người dân trở vào thành. Nơi của thành, binh lính kiểm soát lục soát từng người. Chỉ có dân trong thành có lịnh bài đàng hoàng mới đưọc vào. Bọn lính canh tuy cho vào, nhưng nhìn họ với con mẳt đầy ngờ vực . Còn dân ở ngoại thành cũng từ từ rút về nhà. Bọn di dân nhà Đường cũng không đưọc vào thành phải kéo về lều trại ….
Bầu trời bắt đàu tối dần… Cửa thành đóng lại vì sợ bị tấn công…Cái không khí náo nhiệt ngày đăng quang của Cao Biền tan vỡ . Cái hỗn loạn rền vang của dân Việt dịu xuống … Tiếng than khóc của nhưng kẻ bị thương từ từ tan vào trong bầu trời đêm …. Đâu đó còn vài chỗ bị cháy khói bốc lên …


Tất cả đã giải tán?

Không!

Nơi khán đài bị mưa gió làm vỡ đổ với những chiến xa bị cháy đen còn tụ tập hơn trăm người thanh niên nam nữ Việt. Họ là những nông dân, áo quần lem luốc, vài người bị thưong nhẹ. Họ là những anh hùng vô danh đã đứng lên chống lại bọn đô hộ nhà Đường.

Vài người có trong tay lá chắn hay thanh gươm, cây thương đoạt đưọc của bọn lính Đường. Họ hàn huyên với nhau về cảnh Cao Biền bỏ chạy. Họ lâng lâng với cái chiến thắng bất ngờ đó…
Thành quả hôm nay lớn quá!
Lần đàu sau bao năm nô lệ nhưng người nô dân xứ Việt lại được cất lên tiêng phản đối bọn cai trị ngưòi Hán. Họ đã đứng lên bên nhau đầy thân hữu. Một sợi dây “con rồng cháu tiên” vô hình đang nối trái tim của họ…

Họ chưa muốn về.

Thảo cũng có mặt trong đó . Nàng cũng vậy. Nàng chưa muốn về.

Nàng muốn làm một cái gì nữa. Nhưng cuộc nổi dậy chỉ là một bộc phát nhất thời! Một cuộc nổi dậy không có tổ chức!

Một người trong đám nói to:
“Thôi chúng ta hãy về nhà cho rồi! Thế nào bọn Cao Biền cũng sẽ tấn công trở lại!”


Thảo bèn dơ kiếm lên nói:
“Các bạn khoan về! Đây là môt cơ hội ngàn năm! Tối nay thế nào bọn chúng cũng chưa dám tấn công! Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau bàn thảo sẽ làm gi trong tương lai rồi giải tán cũng chưa muộn! Sao lại vội ngủ quên trên một chiến thắng nhỏ nhoi? Chúng ta chấp nhận làm Nô Dân mãi sao ?”


Một người nhận ra Thảo nói:
“Cô Thảo ơi! Cô Thảo thật là có cái can đảm của Bà Trưng Bà Triệu! Chúng tôi sắn sàng theo cô Thảo! Nhưng chúng ta chỉ là dân tay không làm sao mà chống lại được bọn lính nhà Đường!”

Đúng lúc đó thì có người la to . “Xem kìa!”

Từ nơi bờ sông gần dó có hơn mười chiếc thuyền cặp bến…. Hơn một trăm thanh niên cầm côn, kiếm và cả cung tên nhẩy xuống, họ còn đem theo một thuyền lương thực. Đi đầu là một thanh niên cao lớn, lực lương, mình cao chín thước, mày rậm, râu quay nón, tay cầm một cây côn bịt săt. Theo sau là mấy tay đàn em trông cũng rất hùng dũng. Sau cùng là Sư. Sư dáng người mảnh khảnh, đã ngoài sáu mươi, chống gậy nhưng vẫn hăng hái.

Thảo mừng quá la to:
“Anh Hổ! Có đem theo lương thực nữa…”

Hổ vừa tới đã rồn rảng tự giới thiệu với mọi người:
“Tôi họ Dương tên là Hổ, thứ Tư, con cháu của Dương Thanh Hào Trưởng cứ gọi tôi là anh Tư Hổ được rồi. Chúng tôi là dân ở Bách Lâm Thôn gần đây. Nghe tin các bạn nổi dậy nên đã vội đem thức ăn đến giúp các bạn và để tiếp tay cùng các bạn .
Ngoài ra chúng tôi đã kêu cá thôn xóm gần đây kéo về tiếp sức. Có người đang chạy về Trường Châu (Tam Điệp, Ninh Bình) , Tạc Khẩu (thuộc Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) để kêu gọi nghĩa binh tiếp ứng!”


[Dương Thanh, người ở Giao Châu (Nghệ Tĩnh) lãnh đạo chống chính quyền đô hộ nhà Đường, đánh đuổi quân Hán xâm lăng ra khỏi  Tống Bình (Hà Nội) năm 819. Cuộc khởi nghĩa dến năm 820 thì bị dẹp tan. Dương Thanh cùng con Dương Chí Trinh, Dương Chí Liệt và bộ tướng Đỗ Sĩ Giao đều hy sinh.]


Nhiều người ồn ào hỏi: “Dương Hào Trưởng là ai? Bách Lâm Thôn ở đâu ? Sư là ai ?”


Sư bây giờ mới ôn tồn nói:
“Bần đạo đi tu đã lâu quên mất tên mình là gì! Thôi cứ gọi bần đạo là Sư cho tiện. Bần đạo đi theo Chú Tư đến đây, vì có nghề Y, nên lo việc chữa thương cho các bạn. “


Tư Hổ nói to:
“Ai muốn đánh bọn Hán phá đời nô lệ thì ở lại chiến đấu! Người nào ngại thì về thôn xóm mình kêu bà con lên tiêp viện cho chúng tôi!”


Đa sô đều hăng hái tự nguyện ở lại. Hổ bèn chỉ huy bà con:
“Các bạn trẻ bây giờ hãy chia nhau ra người lo nấu ăn chuyển lương thực, nhờ Sư băng bó. Kẻ dựng lều từ các tấm vải của khán đài. Các bạn khác lấy các chiến xa vây lại thành một tấm thành nhỏ bảo vê chỗ này làm bến cho chuyển “quân” từ các nơi tới! Còn mấy anh em mới tới lo chia ra canh phòng nếu bọn Cao Biền kéo ra thì báo động! “.


Một người vẫn chưa vừa ý nói:
” Vậy anh Tư Hổ muốn cướp thành Tổng Bình hay sao? Lúc nẫy chúng ta nổi dậy vì nhờ có thần linh phù trợ”


Tư Hổ chưa trả lời thì Thảo bèn nói:
“Các bạn không hiểu sức mạnh của nhân dân. Lịch sử nước ta đầy những gương sáng này. Phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân trong vài ngày. An Dương Vương Cao Lỗ đánh tan 50 vạn quân Tần Thuỷ Hoàng. Hai Bà Trưng chỉ trong vài tháng đọat 65 thành, đánh tan quân Đông Hán, đuổi chúng tới tận sông Dương Tử .
Tât cả nơi lòng dân!
Ý dân là ý trời!
Mà Dân là ai ?
Dân chính là các bạn!
Thần Linh đất Việt đã ra oai!
Bây giờ các bạn hãy nắm tay đứng lên phá xiềng nô lệ!
Đừng chờ đợi phép lạ nào nữa!”

Lời nói của Thảo như một ngọn lửa thiêng đốt lên tấm lòng anh hùng đã nguội lạnh theo năm tháng cúi đàu làm nô lệ. Mọi ngươi hô to:
“Bách Việt muôn Năm!”
“Con Rông Cháu Tiên vùng lên!”
Sau đó ai lo việc nây chằng mấy chốc là một cái thành làm bằng tre và chiến xa nơi bờ sông hiện ra…


Sau khi ăn uống no say và nghỉ ngơi mọi người ngồi bên nhau thành vòng lớn mấy lớp. Chính giữa là một bó lửa lớn và có nấu mấy bình trà xanh tươi . Mỗi người được phát một thẻ đường làm bằng mía bằng hai đôt ngón tay nhâm nháp.

Bây giờ nhiều người hỏi:
“Chúng tôi là lớp trẻ chỉ bất bình vì bọn tham quan mà đứng lên chống đôi chứ thật ra không biêt tại sao mình bị gọi là Hán Nô? là An Nam? “

Chợt có một người hỏi:
“Tại sao mình lại phải chống lại nhà Đường? chống lại Cao Biền người vừa đánh tan quân Nam Chiếu đem hoà bình về cho An Nam Đô Hộ phủ?”


Thảo nghe thấy hắn nói giọng trọ trẹ khác dân miền Tống Bình [Hà Nội], bèn hỏi:
“Hình như chú không phải là dân An Nam miền này? Xin chú cho biết tên họ?”


Kẻ lạ vội huyênh hoang trả lời:
“Tại hạ họ Trần tên Tiên, người vùng Cửu Chân. Tại hạ lưu lạc sang Trung Nguyên tu phép Tiên theo Hồng Tinh Lão Quái trong Đoạt Hồn Cốc trên núi Hành Sơn [Hồ Nam, Trung Quốc] gần muời năm. Người đời gọi ta là Bang Bang Pháp Sư. Ta theo phái đoàn Đại Đường về Nam. Nhưng các bạn đừng nghi ngờ ta. Tôi cũng là dân Việt như các bạn yêu tổ quốc Văn Lang. Thấy bà con nổi dậy ta nguyện đem hết pháp thuật sử dụng “thiên binh thiên tưóng” để phục vụ cho các bạn!”.

Nói xong lão búng tay một cái từ tay phóng ra hai vật gì nhỏ nhỏ. Chúng vừa chạm đất thì phát nổ loé lửa!
Bùm! Bùm!
Bụi đất đá bay tung lên.
Thật đúng là Bang Bang Pháp Sư!

Thảo nghe vậy nhìn hắn kỹ hơn.

Trần Tiên trạc tuổi năm mươi, dáng người mảnh khảnh. Mặt choắt, trán cao, môi dầy, da gà mái, để râu ba chòm bạc phơ. Đặc biệt là hắn có cặp mắt rất sáng và luôn liếc ngang liếc dọc soi mói từng người một. Lão nhìn nàng với một ánh mắt thèm muốn bốc lửa, khiến nàng nóng ran người như bị kiến cắn!


Riêng Tư Hổ thấy vậy phục lăn và tin tưởng :
“Hay lắm! Hay lắm! Pháp Sư nói chuyện thành thật rõ ràng! Có thêm một pháp sư giúp sức cho chúng ta thì còn gì bằng!”


Hổ quay sang Sư và mời: “Trong đây chỉ có Sư là già cả có kinh nghiệm. Xin Sư cho chúng con vài lời vàng ngọc”
Sư gật gù nói:
“Các con nói đúng lắm! Đất Việt đã bị người Hán cai trị gần ngàn năm rôi! Nhà Đường đã cai trị dân Việt hơn 300 năm! Người Hán trong mỗi thời đại đều tìm cách biến chúng ta thành An Nam. Tức là miền Nam yên ổn để bọn họ dễ bề thông trị. Nhưng thật ra An Nam không yên ổn. Trong suốt ngàn năm qua bao thế hệ Việt đã đứng lên dành lại độc lập và tự do cho dân tộc.”


Thảo chợt nghe một tiêng nói rất quen quen từ trong đám đông nói to:
“Xin Sư kể cho chúng con nghe về lịch sử kháng chiến chống người Hán của ông cha ta hơn ngàn năm nay…”


Sư và Thảo chợt nhận ngay ra đó là ai.

Nhưng họ không muốn nói vì sợ bà con sẽ giết hắn.

Đó chính là A-Sản Cu Tèo. Nó đang ngồi tít ở xa, mặc áo dân lấy khăn chùm che nửa mặt và trong đêm tối khó nhận ra. Sư thì đã từng cho Tèo tá túc nên biêt nó tuy làm thị vệ nhưng thật ra chỉ vì kiếm sống.

Còn Thảo thì thắc mắc :
“Cu Tèo sao không ở trong thành mà hú hí với con thị vệ cái My Soong hay người đẹp cao sang Lã Phu Nhân mà lại đến đây! Thật là rắc rối!”.

Nhung nàng chợt nhớ lại lời hứa của Cu Tèo thi nàng cảm thấy ấm lòng, bèn liếc nhẹ về phía nó. Quả nhiên ánh mắt Cu Tèo đang nhìn nàng chăm chăm đày trìu mến. Nàng chớp nhẹ nhìn nó. Nó cũng chớp mắt lại. Hai trái tim trẻ Lạc Việt cùng đập một nhịp trong yêu thương

. Thơ rằng

Yêu nữ tướng

Yêu nàng nữ tướng mắt như lửa
Tay kiếm lòng ngay môi mím nửa
Nụ cười thấp thoáng trong mưa
Có chàng ẩn sĩ sớm trưa theo rình


Lạ thay một mối tình câm nín
Hiệp nữ siêu lòng tin chú khờ
Tặng ai ánh mắt đơn sơ
Chàng nhìn say đắm thẫn thờ trong đêm

Rượu tình pha mắt thêm bờ môi
Càng uống càng say trôi hết lời
Chẳng cần mật ngọt xa vời
Một làn kiếm mắt hết đời chàng si

Vuong Tzu, 04.01.2013

Sư chậm rãi cầm ly chè tươi nóng thơm ngát nhấm nháp rồi bắt đầu…

…. Xin xem hồi sau phân giải :roll:

Fotos: belong to their owner

Reference:

_________________

Novel: Thoát đời nô lệ

Author: Vuong Tzu

Language: Vietnamese

© Copyright 2010 -2012 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter

free counters

6 bình luận về “Tống Bình môn: Đêm lửa trại [TDNL-014]”

  1. Anh Thế Anh ơi!Anh cám ơn tôi thì tôi thẹn lắm đó… 😳
    Hảy cám ơn chị Thiên Thanh và chị Ngọc Anh mau đi…Các nàng này mà tức giận bỏ đi là coi như trang nầy …biến thành “Ngôi Chùa trên đỉnh núi” đấy…. 👿
    Buồn ghê gớm…. 😆

  2. SÔI NỔI RỒI….CÁC THI NHÂN VÀ “MAO TÔN CƯƠNG”BỔNG “XUẤT CHIÊU”CÙNG MỘT LÚC LÀM CHO TRANG NHÀ THÊM VUI HẲN LÊN,ĐIỀU NẦY ĐÃ TẠO THÊM SỰ THÍCH THÚ CHO TÁC GIẢ.NHƯ VẬY TA HẢY GIỬ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC NẦY ĐỂ TẠO SỰ GẮN BÓ LÂU DÀI THÊM NGHE CÁC ANH CHỊ VÀ ĐỒNG THỜI ĐỂ CÓ THÊM MÓN ĂN KẾ TIẾP MÀ THƯỞNG THỨC CHỨ…CONGRATULATION TO OUR AUTHOR. 😆

  3. Cô Thảo đúng là loài cỏ thơm bên bờ sông đất Việt. Chỉ bằng một ánh mắt tình tứ nàng hầu như đã nắm trọn trái tim chàng thị vệ trẻ tuổi đa tình. Và còn hơn thế nũa, hào khí ngùn ngụt trong nàng đã khiến được chàng quay về với đồng bào, với giang sơn đang oằn mình dưới ách ngoại xâm… 😆

    Ngoài ra trong đoạn nầy, tác giả VTA có thêm một bước ngoặt mới thật ngoạn mục:
    bên cạnh tâm tam độc tham ái – sân – si của những người trong cuộc sự xuất hiện của vị Sư đem lại tâm từ bi hỉ xả chắc hẳn tình thế sẽ xoay chuyễn dần theo chiều hướng tốt đẹp hơn đây. 🙄
    Wait & See! 😆

  4. Rượu tình pha mắt thêm bờ môi
    Càng uống càng say trôi hết lời
    Chẳng cần mật ngọt xa vời
    Một làn kiếm mắt hết đời chàng si…

    Lời thơ thật hay trữ tình ngọt nghào quá nhé Anh … 😳

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.