Nhị Trưng phá phủ Thái Thú [TDNL-16]


Minh hoạ Nhị Trưng xuất quân
Minh hoạ Nhị Trưng xuất quân

xem Kỳ trước Thoát đời nô lệ



Thời gian:    Năm 40 AD, thế kỷ thứ I
Không gian: Thành Luy Lau


Lưu Côn bèn chụp cây đao để bên cạnh đứng dậy nói:
“Mọi người cứ yên tâm ở đây ăn uống! Để tôi ra xem đứa nào dám phá tiệc của chúng ta”


Lưu Côn ra tới sân, thấy cách xa chùng ba trượng (ca. 10m) chập chờn trong ánh đuốc đám lính canh đang đứng dàn thành một hàng ngang với lá chắn. Đối diện là một đám người dân Giao Chỉ khá đông đứng chửi bới, đa số là đàn bà con gái và lâu lâu có người lét lút ném đá…


Thấy Lưu Côn thì bọn thị vệ mừng rõ:
“Anh em có quan hiệu uý! Tụi nô dân này tới số rồi”




Lưu Côn hất mặt hỏi tên thị vệ gần nhất: “Chuyện gì ồn ào vậy?”

Một người đàn bà chợt nhào tới ôm chân Côn nói:
“Quan Thái Thú! Nhà tôi nghèo lắm ngài cho lính thâu thuế hết thóc tôi lấy gì ăn! Hôm qua lính ngài lại bắt con gái tôi đi mất chưa về!”

Lại thêm một người đàn bà thứ hai chạy tới gần kêu:
“Quan Thái Thú! Trả lại tự do cho con tôi! Nó chỉ mắng mấy tên thị vệ côn đồ ăn cướp dân mà bị ngài bắt đi làm khổ sai! Còn đâu là công đạo trên trời đất này nữa? ”

Một người khác lăn ra khóc:
“Quan Thái Thú! Trả lại ruộng đất cho tôi! Cả nhà tôi mấy đời trung thành với Hán Đế đưọc cấp mấy mảnh vườn để trả công lao phò Hán Triều! Nay sao ngài lại nỡ cho bọn đàn em đến thu hồi, bán lại cho bọn thương gia từ Tràng An, Phiên Ngung, Đông Hải Thần Châu, Tây Thiên!”

Thế là cả bọn nhao nhao lên kẻ đòi đất, người đòi lúa, đòi con ầm cả cửa phủ trong đêm….

Lưu Côn dơ chân đạp một người dân ra và nói:

“Ta không phải là Thái Thú Tô Định! Ta chỉ là hiệu uý thị vệ Lưu Côn! Bọn ngươi mau về nhà thì ta còn thương tình tha cho tội chết! Còn không…”
Chợt có tiếng kêu to từ sau lưng Lưu Côn.
“Sao lại tha cho bọn chúng! Bay đâu bắt hết chúng ngày mai ta sử tội. Đưa nào chống cự thì cứ giết thằng tay cho ta…”

Đó là tiếng Tô Định vì nghe ồn ào nên cùng Nhâm Ung và cận vệ ra khỏi phủ…

Lưu Côn bèn đạp ngưòi đàn bà đang ôm chân hắn ra và kêu to:
“Thị Vệ Giao Chỉ ra tay! Bắt chúng cho quan Thái thú!


Bọn thị vệ vội vã cầm đao và lá chắn tiến tới…


Chợt có hai bóng đen từ trong đám dân tiến ra. Dưói ánh đèn Tô Định nhận ra đó là hai người thiếu nữ tuổi chừng ngoài hai mươi. Cả hai giống nhau như đúc hình như là song sinh, cao chừng bẩy thước rưõi (150m), mặc võ phục bó sát người cho thấy một thân thể tập luyện cường tráng. Họ tuy nhỏ bé nhưng chắc có võ công. Hai cô tóc cắt ngắn để chấm vai. Gương mặt oai nghi khác người. Một người quấn một miếng vải tang trắng với hàng chữ viết bằng máu “Sát Hán trả thù nhà!“.

Người nữ tướng đó mắt sáng như sao, đằng đằng sát khí, tay cầm một thanh đoản đao dài bốn tấc (80 cm) loại làm bằng Ti Tan của Lạc Việt thời Cao Lỗ, nàng hét to:
“Tô Định ngươi tới số rồi! ”

Tô Định cười nham nhở nói tiếng Việt : ”
Hai cái lị ai mà dám buông lời phản nghịch lớ! Mấy cái lị lẹp quá!.”

Người nữ tướng nổi giận quát:
“Tô Định nghe đây! Ngươi có hai tội lớn: Trước là mời chồng ta là Thi Sách đến phủ Thái Thủ để bàn chuyện rồi bắt đem chém không một lời xét xử!. Thứ hai là ngươi cai trị Giao Chỉ tàn ác, cướp bóc dân chúng giữa ban ngày không coi trời đất này là gì nữa!”

Tô Định cười to :
“Ngươi là Trưng Trắc đây à! Ta tường ba đàu sáu tay thế nào té ra là một cô gái xinh đẹp như ngươi! Đánh nhau với ngộ làm chi cho chết uồng? Mau quy hàng ngộ về làm vợ nhỏ cho ngộ…”

Trung Trắc cười khẩy đáp lại:
“Ta chính là Trưng Trắc con cháu Hùng Vương và dòng dõi Lạc Tướng nơi huyện Mê Linh . Hãy nhớ cho kỹ trưóc khi về tâu với Diêm Vương”.

Tô Định bèn quay qua nguời thứ hai nói:
“Còn cái lị chắc là Trưng Nhị ?”

Người nữ tướng nhếch lông mày lên trả lời :
Trưng Nhị là ta đây! Ngụy Húc thì ta tha chứ còn quân tham lam vô đạo thì chết này!”.

Vừa nói xong Trưng Nhị vung tay. Một mũi phi tiêu dài một tấc bay vút về phía Tô Định.

Lưu Côn khi nghe đến tên Trưng Trắc thì hắn đã phòng thủ không dám khinh địch nữa vì hắn đã nghe tin Trưng Trắc chém Trịnh Lâm đuổi 300 quân Hán khi thâu thuế nơi Phong Châu cách đây mấy tháng. Còn Trưng Nhị thì nổi tiếng vơi chuyện Ngụy Húc. Ngụy Húc là cận vệ của Tô Định hà hiếp dân chúng, đánh người giữa ban ngày bị Trung Nhị ném cho một phi tiêu cắt mất tai. Húc hoảng sợ chạy về thành bị Tô Định chém đàu! Nhị Trưng là hai kẻ đại phản nghịch mà đám thị vệ Giao Chỉ đang mất ăn mất ngủ.

[Trưng Trắc 徵側 & Trưng Nhị 徵貳: sinh ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất 14 AD – mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43 AD. Mẹ Hai Bà Trưng là bà Man Thiện con cháu vua Hùng, bố là Lạc Tướng huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay]

Thấy Trưng Nhị vung tay thi Lưu Côn vung tay lên đỡ.

Vùuu!

Mũi phi tiêu bị đánh vào đuôi nhưng vẫn bay sớt vai áo Tô Định cắt một đường dài rách áo! Sưót da rơm máu!

Phập!

Phi Tiêu bay tiếp đâm trúng một thị vệ Hán đứng sau té nhào! Tắt thở! 👿

Tô Định xanh mặt còn Lưu Côn lập đưoc công “cứu giá” quan Thái Thú thì khoái chi :
“Trưng Nhị trò chơi này ngươi chỉ dọa được tên cận vệ Nguỵ Húc của Tô Thái Thú mà thôi. Quan Thái Thủ nhớ thưởng công tôi!”

Tô Định hoàn hồn võ vai Lưu Côn:
“Hay lắm! Bắt chúng về múa kiếm gỗ hầu rượu cho bọn ta! Ta sẽ thường cho ngươi Trưng Nhị!”

Trung Nhị nổi nóng múa đao xông tới chém Lưu Côn.

Trưng Trắc múa đao định chém Tô Định nhưng đám thị vệ đã áo tới dỡ. Trưng Trắc la to: “Nghĩa binh Mê Linh tiến lên cứ nhắm từng tên mà đánh chúng! Bà con thằng mặc áo đỏ bụng phệ đó chính là Tô Định tiến lên đòi mạng nó!Đừng để mất thì giờ …bọn viện binh tới kịp!

Một người trong đám nô dân đốt một tiếng pháo lệnh!

Thế là đám dân đen bèn rút đao dấu trong người ra. Trong một chớp mắt đám đàn bà nô dân Giao Chỉ yếu đuối biến thành những nữ nghĩa binh Mê Linh! Thì ra đám dân oan phá rối trước phủ Thái Thú chỉ là “Khổ Nhục Kế” của Trưng Trắc dùng để dụ cho Tô Định xuât đàu lộ diện. Chứ thật ra nghĩa binh đã bao vây phủ từ chập tối!

Đoàn nghĩa binh ầm ầm xông vào đánh với bọn lính thị vệ phủ Thái Thú Giao Chỉ. Tiếng la ó và tiếng đao kiếm chạm nhau vang ca rmột góc trời….

Nói về Lưu Côn đưa đao lên đón ngọn đao của Trưng Nhị. Tuy Trưng Nhị nhỏ bé nhưng ngọn đao nặng ngàn cân. Cây đao của Lưu Côn chạm vào toé lửa và mẻ luôn một miếng! Tay Lưu Côn giữ đao không nổi! Cây đao bay chúi xuống đát! Hắn tái xanh mặt, quay người kéo rê cây đao đưói đát, định bỏ chạy vào phủ.

Hắn la to: ” Quan Thái Thú chạy mau theo tôi vô phủ! Quân đâu Đóng cửa phủ!”
Tô Định và Nhâm Ung chạy theo với mấy tay cận vệ.

Nhưng có một nữ tướng trong nghĩa binh bay tới chặn ngang cửa không cho vào, nàng hét to:
“Tô Định chạy đâu! Đàm Ngọc Nga [khởi nghĩa tử Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ] tiên phong tả tướng chờ ngưoi đây!”.


Bọn Cận vệ liều mình đánh với Ngọc Nga. Tô Định mất đưòng chạy lo cuống lên, theo Lưu Côn chạy về cửa sau ….

Nhung  Thiều Hoa Tiên phong hữu tướng quân xuất hiện….

Tô Định, Nhâm Ung và Lưu Côn bèn chạy ra nơi để ngựa, pho’ng lên ngụa không yên, nhắm trại cấm binh bảo vệ thành Luy Lâu… Bọn thị vệ như rắn mất đầu, mạnh ai nấy chạy…Đám quan lại chạy tứ tán. Mấy nàng tì nữ ca nhi chỉ còn biết ôm nhau than khóc vang trời…

Nghĩa binh Mê Linh xông vào phủ chiếm được phủ Thái Thủ Giao Chỉ lúc canh ba…


Thư rằng:
Trăm năm mang hận đời vong quốc
Giao Chỉ mấy đời thuộc Hán man
Lời Thề sông Hát tuôn tràn
Nghĩa binh nam nữ kéo đàn khắp nơi
Tô Định hồn rơi nơi đất Việt
Nhi Trưng oanh liệt chốn xa trường
Mê Linh khởi nghĩa một phuơng
Đánh cho Thái Thú hết đường chạy quanh

Vuong TZu 01.02.2013

…. Xin xem hồi sau phân giải :roll:
😆

Fotos: belong to their owner

Reference:

_________________

Novel: Thoát đời nô lệ

Author: Vuong Tzu

Language: Vietnamese

© Copyright 2010 -2013 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter

free counters

5 bình luận về “Nhị Trưng phá phủ Thái Thú [TDNL-16]”

  1. Ngòi bút của tác giả VTA đã vẽ nên một hoạt cảnh sử Việt hào hùng kèm theo những nét chấm phá mềm mại.
    Thật là: 😆
    Nực cười châu chấu đá xe,
    Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
    Nữ binh & nữ tướng của hai bà Trưng tưởng là chân yếu tay mềm lại làm được điều kỳ diệu nhờ vào ý chí kiên cường, chiến thuật sắc sảo & võ công tinh nhuệ của họ. Họ xứng mặt anh thư khi trả được nợ nước thù nhà, đuổi quân xâm lược vốn chân dài vai rộng chạy dài. 👿
    Tô Định, Nhâm Ung và Lưu Côn … khi bỏ chạy hẵn vẫn còn bàng hoàng & khiếp đẵm vì sức mạnh không ngờ của họ… 😆

  2. Ý của chị Thu Dung thì rất hay ,nhưng liệu anh Vương Tzu có đủ nhân lực để thực hiện hoạt cảnh lịch sữ nầy không? 🙄
    Nào là đạo cụ,màn mùng ,cung kiếm,gươm đao và còn đến trang phục…nhiều lắm chị Dung ạ…Không phải dể đâu,đó là chưa nói phần đối đáp trong kịch bản nữa,cộng thêm cái khó nhất là động tác của diển viên,phải có đạo diển am tường nghệ thuật chút đỉnh nữa…chứ đâu phải muốn là là được đâu… 👿
    Tuy nhiên nếu làm được mà kết quả thành công khoảng 40/100 là hay lắm rồi…Không biết tôi nói vậy có làm cho đạo diển họ Vương có chùn bước hay không đây? 🙄

  3. Các đoạn truyện ở đây quá hay,tôi đọc qua như có cảm giác như chung quanh mình cát bụi bay mù mịt,đao kiếm va chạm nhau rổn rảng,2 nử tướng tả xung hửu đột làm rối loạn hàng tướng tá cận vệ của Tô Định,bọn lính Tàu đang dương oai,diệu võ phút chốc tan hàng như bầy ong,bọn chủ tớ chạy trối chết… 👿
    Ngày xưa cũng nhờ có những vị anh hùng nầy mà nước non còn tồn tại…tôi chỉ buồn cho đất nước mình một điều nghịch lý là :
    Tiền nhân thì giử nước,còn tiện nhân bây giờ lại đi bán nước…..
    Than ơi!NƯỚC MẤT THÌ NHÀ SẼ TAN.

    Hồn thiêng sông núi,xin hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị có hiển linh, xin tạo nên cho quê hương VN thêm nhiều người như hai bà nữa thì VN phúc đức biết bao…………. 😆

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.