Tiểu Thư Lê Thị Lan [TDNL-19]


xem Kỳ trước Thoát đời nô lệ



8365-1223-001Thời gian: Năm 40 AD, thế kỷ thứ I
Không gian: Thành Luy Lau

Kỳ trước … Quân Nhị Trưng bấy giờ đến vây, đóng trại cách thành chừng nửa dặm. Phía sau gần bờ sông có hơn mười chiếc thuyền chèo đến, bắn sẻ bọn quân Hán mỗi khi chúng muốn ra lấy nước. Tô Định và toàn bộ quân lính bị vây trong cấm thành Luy Lâu….


Sáng hôm sau, mới tờ mờ sáng đã thấy Thiều Hoa và chị em Lê Thị Lan, Lê Anh Tuấn kéo quân đến cửa cấm thành Luy Lâu khiêu chiến. Họ cho mấy bà bán ở chợ ra chửi bọn Hán không tiếc lời…

Tô Định đang ngủ, “mắt nhắm mắt mở” cùng bọn Nhâm Ung, Hạng Tham và các bộ tướng kéo lên mặt thành. Hắn nổi giận:
“Bay đâu! Mở cửa thành ra giết mấy con mụ An Nam này cho ngộ!”
Nhưng chắng ai dám nhúc nhíc… Cái xác của Phàn Siêu còn nằm phơi ngoài thành như một dấu ấn cho biết võ công của các nữ tướng Lạc Việt… 👿

Thiều Hoa, Lê Thị Lan và Lê Anh Tuấn đứng đưói thành khiêu chiến tới gần trưa mà bọn Hán cứ trốn trong thành. Họ chia quân ra nghỉ ngơi ăn uống và kiếm một gốc cây ngồi nghỉ mệt. Nhân đó họ trò truyện tìm hiểu nhau .
Sau khi Thiều Hoa kể về cuộc đời mồ côi nghèo khó của nàng, thì nàng mới có dịp nhìn kỹ Lê Thị Lan.

Lan cũng trạc cỡ Thiều Hoa mới vừa đôi mươi. Lan mặt hoa da trắng, môi thắm , bàn tay rất đẹp chứng tỏ chưa từng làm lụng vất vả. Lan trông như một tiểu thư hơn là một nữ tướng! Sau lưng lại deo lủng lắng một bị thuốc cứu thương! 😳

Thiều Hoa bèn tò mò hỏi:
“Còn chị vì sao gia nhập nghĩa quân?”

Lê Thị Lan chậm rãi kể, giọng nàng trong xuốt, tử tốn văn hoa.

Hai chị em nàng là con sinh đôi của ông bà Lê viên ngoại ở làng Mía, Đưòng Lâm [Sơn Tây ]. Viên ngoại có nghề thuốc nên khá giả. Hai chị em đuợc học chữ và học võ. Đường Lâm là một vùng xa chốn kinh thành, trù phú. Lan lớn lên dưới thời cai trị của Tích Quang (cai trị năm 02 AD -29 AD), Nhâm Diên (cai trị năm 29 AD – 33 AD)] Lúc đó người Hán buông lỏng, mọi người sống an vui, làm ăn và quên mất đi mình là nô dân của nhà Hán!

Thời gian trôi qua, Lê Thị Lan đã trở thành một “tiểu thư” trong vùng. Chính nàng cũng không biết thế nào là dân nô lệ cho đển một hôm…

Nàng cùng em đi chợ đang gánh hàng mua ở chợ về. Vưa tới đàu làng đã nghe thấy tiếng xôn xao. Một người đàn bà chạy ra nói:
“Tiểu Thơ Lan mau chạy theo tôi đi trốn!”

Nàng ngạc nhiên hỏi:
“Chuyện gì vậy?”

Bà ta trả lời:
“Bọn lính trên huyện đường Đường Lâm đang kéo về thâu thuế! Mau trốn đi!”.

Kể từ mấy năm nay khi Tô Định làm Thái Thú (năm 34 AD – 40 AD) tình thế đã đổi thay. Tô Định tham tàn, dùng bạo lực cai trị dân Việt. Mỗi khi bọn lính đi thâu thuế là dịp cho bọn chúng “ăn hối lộ” và bắt luôn cả đàn bà con gái về huyện đường một thời gian để phục vụ, có khi còn đưa về dâng cho Tô Định!
Tô Định biết đó là chuyện sai trái, nhưng hắn dùng nó để “chiêu dụ nhân tài” trong đám côn đồ. Chính sách đó giúp hắn giữ vững cái ghế Thái Thú, làm giầu và thoả mãn dục vọng cho hắn.
Do đó trong làng mỗi khi bọn lính Hán đến là đàn bà con gái nhất là nhũng cô gái trẻ đẹp đèu đi trốn hết. :mrgreen:

Lan năm ấy đã mười bẩy tuổi nên rất tò mò. Thay vì đi trốn nàng bèn rủ em mình:
“Đi xem bọn chúng làm gì? Biết đâu có thể giúp cha mẹ, bà con trong làng ?”

Cả hai đi từ từ về nhà nằm ở cuối làng, nhưng theo phía sau các căn nhà hàng xóm. Trên đưòng đi nàng đã nghe tiếng khóc than của dân làng! Số là năm nay mùa màng rất bết bát vì thời tiết xấu. Nhiều người không đủ thóc để trả thuế, bị bọn lính đánh đập vòi tiền hối lộ! Đâu đó vài người vài người ôm mặt khóc vì con gái họ không kịp trốn bị chúng bắt đem về huyện…

Hai chị em nàng về gần đến nhà… Cả hai cẩn thận leo lên cây nằm xem xét…

Ngoài sân nhà nàng mấy chiếc xe hai ngựa lớn, chất đày thóc của cả xóm.

Ba người con gái trong đó có “cái Hồng” bạn của Lan bị trói nằm trên trên xe, đang khóc lên rưng rức. Vài người dân làng đang bu lại xa xa. Bọn lính đúng hơn là bọn thị vệ có khoảng mười người, đeo đoản đao và tay cầm cây roi da dài.

Một tên lính Hán đang đong thóc mà cha nộp vào một trong mấy cái lu lớn. Không biết chúng tính sao mà lấy sạch cả mấy bồ thóc nhà nàng mà vẫn chưa đủ! 👿

Tên lính hỏi ông Lê viên ngoại – cha nàng -:
“Thóc giống ở đâu? Đem ra đóng thuế cho đủ!”

Viên ngoại dơ tay lên trời phân bua:
“Năm nay mùa màng thất bát, Chú A Sùng thương giùm cho tôi thiếu…”

A Sùng là thủ lãnh đám lính. Hắn kéo viên ngoại lại hỏi nhỏ:
“Lão có mười lạng vàng cho ta không? Ta sẽ cho ngươi thiếu…”

Lê viên ngoại tuy khá giả nhưng năm nay mùa màng thất bát ông đâu còn nhiều vàng cỡ đó để “đút tay”! Ông nói: “Năm nay tôi thiếu hụt quá ngài ơi. Tôi chỉ còn mấy bình rượu thuốc, thôi ngài lấy một hai bình đưọc không?”

Thấy không có tiền, A Sùng bèn trở mặt la to để moi tiền:
“Cái gì thiếu thì đưọc, chứ thuế ai cho chịu? Cái lị có muốn sống không? Mau đem ra lúa giống ra đây cho ngộ đong!”

Lê viên ngoại lắc đầu:
“Chú đã lấy hết thóc nhà tôi rồi….bây giờ nộp cả thóc giống thì mùa sau tôi còn gì để trồng trọt. Xin cho tôi thiếu đến sang năm…”

A Sùng bèn dơ tay tát túi bụi Lê viên ngoại, một ông già đã ngoài sáu mươi. 👿
Ông ta chỉ biêt ôm đàu lẩn tránh…
Đám dân đứng xung quanh cũng chỉ lặng im nhỏ lệ trong lòng…
Cả trăm năm nay, họ đã bị đàn áp quen rồi…
Họ đưọc dậy chỉ biết cúi đàu và xin cho … :mrgreen:

Hắn la to:
“Đồ trốn thuế! Có thì đưa ra “lây” (đây)! Không
à? Cái nị khó sống với ngộ ló (đó)!”

Lê thị Lan trông thấy nẫy giờ.
Nàng nổi giận khi thấy cha mình bị bọn côn đồ ăn hiếp. 😳

Nhưng nàng cũng rất sợ. :mrgreen:
Thân phận làm dân vốn sợ bọn lính Hán, nhất là bọn thị vệ nổi tiếng ngoài việc ăn cướp ngày, đánh đập, hiếp đáp đàn bà con gái. Mẹ nàng còn phải trốn mỗi khi bọn chúng “viếng thăm” huống chi nàng một cô gái còn trong trắng.

Tim nàng đập lên thình thịch vì sợ, mà mặt thì bưng bừng nóng vì giận..

Cơn giận như những phún thạch sục sôi trong thâm tâm, song những cục đá “Bạo quyền” “Đe Doạ” “Lao Tù” “Phản Nghịch” cứ đè nó xuống!


A Sùng nắm lấy cổ áo viên ngoại, lôi xềnh xệch ra đứng dưới gốc cây nơi hai chi em nàng đang trốn!
“Cái lị dấu ở đâu? Chỉ ra mau! Không ngộ “lập” (đập) cái nhà lị ra!”

Ý hắn không phải là thóc giống, mà là vàng bạc … Lê viên ngoại lắc đầu…

A Sùng ra lệnh cho hai tên đàn em vào nhà nàng. Bọn chúng lục lung tung. Thấy có mấy chai rượu thuốc chúng ôm hết ra xe.  A Sùng thấy Lê viên ngoại vẫn chưa “xì tiền” ra, bèn nói to:
“Tụi bay đâu! …Vào nhà đập hết đồ nó cho ngộ!”

Ông già thấy vậy nổi giận chửi :
“Trời ơi! Tụi bay là bọn ăn cướp ngày!”

A Sùng đẩy Lê viên ngoại nhào xuống đât, rồi lấy ca’i roi dơ cao, mồm đòi tiền trắng trợn:
“Cái nị là dân nô lệ mà không biêt điều! Có vàng thì mau đưa ra trừ thuế! Cái nị dám chửi ngộ à! Bay đâu vô đập luôn cái bàn thờ tổ nhà nó cho ngộ! ”

Con giun xéo mãi cũng quằn”, ông nông dân già chịu không nổi:
“Bọn ngươi không phải là người! Đến người chết cũng không tha!”

Nói rồi ông vùng lên, hất tên A Sùng ra và đứng dậy định chạy vào cản mấy tên lính đang đập phá bàn thờ nhà mình. A Sùng la to:
“Dám chống lại ngộ à! Chống ngộ là chống lại Hán Triều! Tội phản nghịch!”

Hắn dơ cao cây roi giáng xuống …

Vút …

Chiếc roi cuốn chân Lê viên ngoại, kéo ông ta té xấp. A Sùng bay lại, lấy roi đánh túi bụi . Viên ngoại trúng roi nằm lăn ra đất quằn quại, máu me lênh láng…

Hắn vẫn chưa tha, kéo viên ngoại dậy, đấm luôn mấy quả vào ngực, mồm la to: “Thóc đâu? Vàng đâu? Nói mau không chết ngay! .”

Viên ngoại vẫn lắc đàu…. Hắn đẩy viên ngoại xuống đất, dơ cao cây roi định đánh tiếp!

Đúng lúc đó Lê thị Lan nhẩy từ trên cây xuống. Nàng đáp xuống đất nhẹ như một ngọn lá không một tiếng động ngay sau lưng A Sùng . Trong giây phút thời gian như ngừng chuyển động. Em nàng đang trốn trên cây nhìn thấy. Anh Tuấn nín thở…

Một tiếng thét từ cổ Tiểu Thư Lê Thị Lan bung ra…. 👿

Đó không còn là tiếng la mà là tiếng nổ của ngọn núi lửa uâ’t ức trong tim nàng, phá tung những tảng đá của “Sợ hãi” đè nặng thâm tâm bao năm nay. Trái tim núi lửa của Tiểu Thư làng Mía phun ra một ngọn lửa giận dữ, đốt cháy tất cả những gì cản trở quanh nó… 👿

A Sùng vừa quay lạy, thì Lan đã quay mình, một chân hơi nhún xuống, chân kia tung một ngọn cước bay thẳng vào tên côn đồ… :mrgreen:

Bốp…

A Sùng bị nàng đá trúng cổ! Té ngửa! Đập đầu xuống đất! Cây roi văng ra !. Tiểu Thư Lan nhẩy lên đạp luôn một cái vào mặt hắn! 👿

Bốp…

A Sùng bất tỉnh! 😦

Nàng chụp lấy cây roi dưới đất, chạy vào nhà quất túi bụi vào hai tên lính Hán khác đang đập phá nhà nàng… Mấy tên lính Hán ở ngoài sau vài giây mất hồn vía vội hô hoán: “Phản nghịch! Giết nó!”… Cả bọn rút đoản đao xông vào chém nàng…

Mười năm tập luyện võ công của nàng đưọc đem ra xử dụng với sức mạnh của “gái mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu“. Dòng máu Con Rồng Cháu Tiên, sức mạnh của Thánh Gióng cuồn cuộn chẩy trong Tiểu Thư Lan.

Nàng không còn biết sợ là gì nữa!

Nàng vũ lộng cây roi! Những cơn mưa roi nóng rát quất vào mặt bọn lính Hán…
Tiếng roi rít lên trong không gian…
Tiếng nàng gầm thét như gió bão….

Chưa đầy ba hiệp bọn lính Hán bị đánh nằm lăn dưới đất, kẻ sứt trán, người xưng mặt, hai tên lính phá bàn thờ bị đánh rách lưng, máu thấm uớt áo, nằm run lên bần bật! Bọn lính Hán tất cả quỳ xuống lạy xì xụp xin tha chết ….

Bà con trong xóm cùng em nàng được chứng kiến lần ra quân thứ nhất của Trấn Tây Tướng Quân Lê thị Lan.

Bọn lính Hán được tha mạng, cho khiêng A Sùng và hai tên lính  lên xe ngựa.  Tống đi khỏi làng! Dĩ nhiên là ba cô gái được giải thoát, những thùng thóc và bình rượu thuốc phải để lại…. 😆

Thơ rằng
Bao năm nô lệ giặc Tầu
Nhởn nhơ ăn học ngờ đâu họa này
Sưu cao thuế nặng đoạ đày
Cường quyền áp bức tối ngày âu lo
Mang thân con gái gầy gò
Giặc về trốn tránh nằm co cúi đầu
Tiểu thư học võ bấy lâu
Giúp người cô thế đổi sầu làm vui
Ra tay dậy đám giặc cùi
Cho chừa cái thói dập vùi dân đen.

Vuong Tzu 01.03.2013


Mấy ngày sau, Lê viên ngoại phần vì trọng thương do những ngọn roi “đánh cho ra tiền” của A Sùng , phần vì uất ức cuộc sống nô dân đã thổ huyết mà mất …Bà viên ngoại hai tháng sau cũng buồn phiền mà đi theo chồng, bỏ lại hai chị em nàng mồ côi trên cõi đời. Kể đến đây nàng không cầm đưọc nỗi tiếc thương cha mẹ, hai dòng nước mắt tự nhiên tuôn rơi trên gương mặt xinh đẹp của Tiểu Thư Lê thị Lan. 😦

Lê Anh Tuấn cầm thanh kiếm nói:
“Vì thế hai chị em tôi sau khi chôn cất cha mẹ, đã bỏ làng vào rừng với một sô’ dân làng để chống lại bọn Hán Tặc. Khi nhận được hịch Nhị Trưng,
chi em tôi bèn phá huyện Đường Lâm [Sơn Tây], chém tên A Sùng, rồi kéo tất cả anh em Đường Lâm về Hát môn!

Anh Tuấn vừa nói đến đây thì thấy cửa thành Luy Lâu mở ra. Hơn trăm quân Hán với một võ tướng đi xe hai ngựa bọc sắt hò hét tiến ra 👿


…. Xin xem hồi sau phân giải

:roll:

😆

Fotos: belong to their owner

Reference:

_________________

Novel: Thoát đời nô lệ

Author: Vuong Tzu

Language: Vietnamese

© Copyright 2010 -2013 by Dr. The Anh Vuong, Bielefeld, Germany. All rights reserved

Fotos in post belong to their owner.
wordpress hit counter

free counters

5 bình luận về “Tiểu Thư Lê Thị Lan [TDNL-19]”

  1. Tôi đọc lén mấy lời bình phẩm của anh chị thì thấy ai cũng có ý thật hay…thôi thì cứ cho giòng đời nó trôi chảy,đó là “bánh xe luân hồi”mà thôi,ta khởi hành ở đây,rồi nằm xuống cũng ở đây… 😆
    không có triều đại nào cai trị mãi,và cũng không có một ai trường sinh bất tử…ý ta là ý ta…ý Trời là ý Trời… 😆
    Cứ thuận theo biến thiên tự nhiên của tạo hóa mà sống thôi….việc phải đến ,sẽ đến…và sẽ đi không ai có khả năng giữ lại được.

  2. Tiểu thư học võ bấy lâu
    Giúp người cô thế đổi sầu làm vui
    Hay quá Vuong Huynh ơi ! 😆
    đúng là:
    Nếu phải hồng trần ..bằng phẳng hết
    Anh thư thử hỏi ..được ngần ai ..
    🙄

  3. Tặng anh VTA mấy câu thơ của một người viết trẻ tuổi tôi vừa đọc được: 😆
    bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
    chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
    cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.

    không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
    lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
    khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
    biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.

    mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
    sợ nữa đi có sợ mãi được không,
    cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
    mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

    bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
    l ũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
    còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
    sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
    (NĐK)

    Tinh thần bất khuất của người ngày nay & nữ tướng LTL thuở xưa thật chẳng khác gì nhau. Ngày ấy khi cô tiểu thư xinh đẹp thức tỉnh, cô đã làm quân hán xâm lược sợ hãi đến run rẫy… Ngòi bút của anh VTA đã vẽ lên một cảnh tượng thật hùng tráng. Vậy là đã có một buổi sáng mặt trời rực sáng trên thành Luy Lâu nước Việt. Đã có bao nhiêu buổi sáng trên những trang sữ nước Việt giống như thế nhỉ? 🙄

  4. Lời còm của Anh Phú thật là tuyệt vời. Sẽ uông thêm mây chai Cô la đẻ hiên tặng bạn đọc nhúng màn võ hiệp thật phê.
    Chúc anh chi mạnh khoẻ và vui vẻ nhé.
    Anh-Chung

  5. WOW!
    Nử hiệp Lê thị Lan xuất chiêu thật ngoạn mục…Mới vào hiệp đầu trừng phạt bọn Hán tộc mà đã có chiến công hiển hách như vậy,thảo nào sau nầy là một nử tướng của Nhị Trưng là đúng lắm. 🙄
    Tôi đã từng xem các phim võ hiệp của bọn Hồng-Kông,chuyên cột dây sau lưng rồi có người điều khiển họ bay như chim,nhảy như sóc…gặp nử tướng Lê thị Lan là vô hiệu mà thôi.Cái khí phách của tiền nhân chúng ta thật là oai dũng,thảo nào sau nầy có biết bao anh hùng con cháu họ dám hy sinh vì 2 chử ĐỘC LẬP và TỰ DO mà không chút do dự vì họ đã mang trong người dòng máu của tiền nhân. 😆

    Tiếc thay!Xương máu của ông cha ta đã đổ quá nhiều rồi mà cái đại họa xâm lăng và đồng hóa cứ theo vân mệnh người Việt Nam như bóng với hình mãi cho đến bây giờ.Xin nử tướng Lê thị Lan có linh thiêng có thể theo lời thỉnh cầu của tôi mà nhập vào cô TƯ XÓM CHÙA trong vài ngày có được không?….. 😳

    Trở lại phần nầy,cũng công nhận là đầu truyện chúng ta đã xem nhiều màn “Action”sôi nổi,đánh nhau liên tục,tôi đang ngồi “GỎ”mà cảm tưởng như cát bụi đang bay mù mịt chung quanh… 🙄
    Lời văn sống động, biến đổi từng hồi khiến đọc giả cứ mãi mê theo dõi,thỉnh thoảng có minh họa bởi mấy vần thơ,làm cho cốt chuyện có thêm màu sắc và mang tính văn học nghệ thuật cao. 😆
    Xin cảm ơn tác giả và mong chờ đoạn chuyện kế tiếp .Xin chúc sức khõe.
    HmPhú.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.